Tết trung thu từ lâu đã có ở nước ta, nhưng không ai biết được từ khi nào mà dịp Tết này lại xuất hiện ở Việt Nam. Dân gian cho rằng, Tết trung thu là phong tục của người Trung Quốc đã được du nhập vào nước ta khi giặc phương Bắc xâm lược nước ta.
Tết trung thu được tổ chức đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi đó trăng cao và sáng nhất. Mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ với hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm trăng rằm.
Tết trung thu được gọi là Tết thiếu nhi, bởi trong dịp Tết này, trẻ em sẽ nhận được các món quà từ người lớn như: những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, những chiếc mặt nạ với nhiều hình thù ngộ nghĩnh,… hay là những chiếc bánh trung thu yến sào với nhiều mùi vị khác nhau. Vào đêm Trung Thu, các em thiếu nhi và người lớn cùng nhau rước đèn, múa lân. Người ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là mua lân. Bên cạnh đó một vài nơi còn có tục rước đèn kéo quân trong dịp tết Trung Thu.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Hát Trống quân
Gọi là hát trống quân bởi lẽ khi hát người ta phải dùng trống đất để giữ nhịp. Xưa kia, trống đất được làm bằng hai cọc tre cao khoảng 1 mét và một sợi dây thừng gác ngang, giữa sợi dây buộc một thanh tre vuông góc, một đầu chống lên miếng ván mỏng đặt hờ trên một hố đất có bán kính bằng miệng chum, bên trong đổ đầy vỏ ốc. Khi đối đáp, bên nào hát dứt câu thì đánh vào phần dây nơi đặt đầu cọc vừa để làm nhịp “lưu không”, vừa để thúc giục phe bên kia họa lại.
Thi cỗ và thi đèn
Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya
Trẻ em ở làng thì luôn rủ nhau sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên những người yêu thích vẫn thưởng tiền cho các em. Ngoài ý nghĩa chơi cho trẻ em thì Tết Trung Thu còn là dịp để người ta quan sát trăng, dự đoán thời tiết mùa màng. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ Showroom: 853 - 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại: 08 - 350.66666
Hotline: 0907799988
Bài đăng bởi: Minh Tân
...Xem tất cảVào các ngày đặc biệt như sinh nhật bạn gái, ngày kỷ niệm hẹn hò lần đầu gặp mặt, ngày...
Chi tiếtCó một sự thật hiển nhiên mà hầu như bất kỳ cặp đôi nào sau khi cưới nhau cũng đồng ý...
Chi tiếtTặng quà vào dịp Tết là một cách để thể hiện tình cảm, đi cùng những lời chúc tốt đẹp...
Chi tiếtNhững thú vui làm cho ngày tết Trung Thu thêm trọn vẹn.
Chi tiếtNhững tên gọi khác của ngày tết Trung Thu tại Việt Nam
Chi tiết