Nhân sâm Hàn Quốc luôn được nhiều người biết đến vì nhân sâm Hàn Quốc có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng ở Việt Nam, cũng có nhiều loại nhân sâm có thành phần dinh dưỡng chẳng thua kém gì nhân sâm Hàn Quốc mà giá thành lại hợp lý, chẳng hạn như sâm Ngọc Linh,...
Nước ta 70% là đồi núi và vô vàng các loại thảo dược quý mà ít người biết đến, trong đó có các loại sâm Việt Nam có giá trị rất cao và đã được khoa học chứng minh.
1. Sâm Ngọc Linh – Loại Sâm Việt Nam tốt nhất thế giới chỉ có ở Việt Nam
Sâm Ngọc Linh đây là loại sâm thứ 20 được các nhà khoa học tìm thấy trên thế giới, cây chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét so với mực nước biển trở lên, Cây được phát hiện lần đâù ở Việt Nam vào năm 1973 trên đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum)
Đặc điểm của sâm Ngọc Linh
Cây thân thảo sống lâu năm có nơi đào được cây gần 100 năm , cây cao 40 cm – 100 cm, thân rễ có các sẹo và các đốt khúc như đốt cây trúc, màu lục hoặc hơi màu tím, kích thước đường kính thân độ 4-8mm.
Sâm Ngọc Linh còn có nhiều tên gọi là sâm Việt Nam, sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), sâm Khu Năm (sâm K5), củ cây ngải rọm con hay cây thuốc giấu.
Tại sao sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới
Các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin trong rễ, thân và lá, trong đó có 26 chất Saponin có cấu trúc hóa học tương tự trong sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm Nhật Bản và 26 chất Saponin có cấu trúc mới, hoàn toàn không tìm thấy trong các loại sâm khác.
Như vậy so với các loại sâm so sánh trên thì Sâm Ngọc Linh là một trong những loại cây sâm có hàm lượng chất Saponin nhiều nhất. Ngoài ra, các bộ phận của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh cũng đã phân lập được 19 Saponin Dammaran và trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới chưa từng được phát hiện.
Các thành phần khác khi phân tích trong Sâm Ngọc Linh cho thấy có tới 20 chất khoáng, vi lượng 17 acid amin và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Chính vì thế sâm ngọc linh có thể nói có giá trị về chất lượng và kinh tế nhất trên thế giới đã từng có củ sâm 100 năm được thương lái mua tới giá 300 – 400 triệu đồng.
Do giá trị kinh tế cao nên loại sâm Việt Nam này đang bị các Thương lái bất lương trà trộn tam thất hoang một loại dược liệu rất giống với sâm Ngọc Linh dù giá trị của tam thất hoang ruột tím và tam thất hoang vàng rất cao nhưng giá thành chỉ bằng 1/10 so với sâm Ngọc Linh có khi bị trà trộn tam thất hoang ruột trắng lại không có giá trị gì.
Sâm Ngọc Linh là một loại sâm vô cùng quý giá vì thế nhằm mục đích lợi nhuận mà sản phẩm này bị làm giả rất nhiều. Bởi vậy, việc chọn được một loại sâm thật để phát huy hết tác dụng vốn có của nó cũng không hề dễ dàng.
2. Đinh lăng nếp lá nhỏ – Loại cây phổ biến trong gia đình Việt
Cây đinh lăng là loại cây được coi là sâm Việt vì thường được trồng làm cảnh, làm rau để ăn thì ngoài ra, cây đinh lăng còn là một bài thuốc quý để chữa bệnh.
Công dụng của đinh lăng
Danh y Hải Thượng Lãn Ông người đã gọi cây đinh lăng là cây “sâm của người những nghèo” – sâm Việt Nam vì những giá trị dược tính quý như nhân sâm nhưng lại rẻ và dễ tìm vì được trồng nhiều ở nhà nhiều người dân Việt để làm cảnh và lấy lá ăn sống.
– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Ngoài ra lá cây sâm Việt Nam này cũng có tác dụng chống giật mình cho trẻ em, chữa tác tia sữa…
Phân tích khoa học trong củ đinh lăng tươi có chứa nhiều hoạt chất Saponin có nhiều giống như Nhân sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, và các Vitamin quan trọng của cơ thể , ngoài ra củ của cây còn phát hiện có chứa khoảng 13 loại axit amin cơ thể không thể thay thế rất quan trọng Dó đó sâm Việt Nam – đinh lăng có tác dụng rất tốt để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Cây đinh lăng còn có khả năng tăng cường trí nhớ, do đó, nhiều nhà y dược trong nước đã nghiên cứu các hoạt chất có trong cây để tạo ra những loại thuốc tăng cường trí não.
3. Tam thất Bắc – Thảo dược còn được ví là Kim Bất Hoán (Vàng không đổi)
Tam thất Bắc là loại dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đã được người Việt du nhập và trồng nhiều ở Việt Nam. Cây tam thất Bắc được coi là cây họ sâm vì trong cây tam thất Bắc chứa nhiều hoạt chất saponin và các thành phần dinh dưỡng khác có trong nhân sâm.
Khi xưa, tam thất bắc là loại cây chỉ mọc hoang nhưng lại có tác dụng chữa bệnh tốt nên người ta ví tam thất bắc là loại cây quý hơn vàng. Nhưng ngày nay, tam thất bắc đang được trồng phổ biến nên giá trị dinh dưỡng cũng giảm dần. Nhưng những củ tam thất hoang chúng tôi phải nói rõ là tam thất hoang loại ruột tím và ruột vàng thì giá trị chẳng thua kém sâm triều tiên là mấy thậm chí nhiều người bán sâm Ngọc Linh giả còn trà trộn để bán làm giả sâm Ngọc Linh
Ở Việt Nam Cây tam thất bắc được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang…ở những nơi có độ cao trên 1500 m so với mực nước biển khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất cho cây phát triển.
Các loại tam thất hoang ruột tím và ruột vàng có giá trị rất cao khoảng 3-5 triệu còn loại tam thất hoang ruột trắng lại không có giá trị gì
Tác dụng của củ tam thất bắc
– Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch
– Kích thích thần kinh, chống trầm uất
– Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
– Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
– Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.
Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và điều trị các chứng và bệnh như cao huyết áp , trong hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, chóng mặt hoa mắt, rối loạn tiền đình, …,tai điếc, tai ù tai, viêm họng …
Vì củ thuộc họ sâm nên có công dụng bổ bồi bổ cơ thể giúp tăng cường thể lực dùng cho người mới ốm dậy, những người già. Râu tam thất sử dụng tần gà cho sản phụ hoặc phụ nữ đang mang bầu rất bổ dưỡng.
Theo y học hiện đại tam thất với các thành phần chính là hoạt chất saponin tương tự nhân sâm Rb2, Rb1 nên có công dụng cực kỳ quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh.
Có thể sử dụng dạng ngâm rượu, tẩm mật ong hay sắc thuốc uống đều rất tốt cho sức khỏe
Ngoài ra phải kể như các nguyên tố rất tốt cho sức khỏe mà phân tích trong củ tam thất thấy có Fe, Ca acid amin, sterol, đường
4. Củ Đẳng Sâm – Bài thuốc giá rẻ thay thế Nhân Sâm
Củ đẳng sâm mọc phổ biến ở các tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái…Về hình dạng củ tương đồng.
Tác dụng của đẳng sâm rừng
Tác dụng của đẳng sâm rừng đã được viết rất nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền của nước ta. Trong sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã xếp đẳng sâm rừng vào nhóm Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng cơ thể có nguồn gốc thảo mộc và được xếp chung cùng với các loại sâm và nhân sâm. Qua đó, phần nào ta cũng có thể hình dung được tác dụng của loại thảo dược này trong y học cổ truyền.
Về công dụng của loại sâm Việt Nam này có các tác dụng sau:
– Tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi. Tăng cường sự thích nghi của cơ thể trong những điều kiện khắc nghiệt (trời nóng, lạnh bất thường…).
– Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp nâng cao trương lực của hối tràng. Khi tăng nồng độ thuốc sẽ làm gia tăng sự co bóp.
– Trong hệ tim mạch: đẳng sâm rừng đẩy mạnh quá trình co bóp của tim, làm lượng máu trong não, chân tay, và các bộ phận khác tăng lên. Nâng cao khả năng tuần hoàn của máu.
– Đẳng sâm có tác dụng làm gia tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, giảm bớt số lượng bạch cầu trong máu. Bên cạnh đó, sâm rừng có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm khô và đông máu nhưng không bị tán huyết.
– Ngoài ra, đẳng sâm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ huyết áp…..
5. Sâm cau rừng – Thảo dược bổ dương số 1 miền núi
Cây sâm cau rừng là loại cây sâm Việt Nam, mọc ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam như ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái …
Cây sâm cau dạng cây thân thảo dạng cỏ nhưng sinh trưởng và phát triển lâu năm bộ rễ to, có tên gọi khoa học là Curculigo Orchioides.
Tác dụng của sâm cau theo đông y
Theo Đông Y tiên mao – sâm cau tính ấm, có độc nhẹ, vị cay hơi đắng, đi vào kinh thận có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp cường gân cốt, trừ hàn thấp,chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.
Bổ thận tráng dương với sâm cau rừng
Tác dụng của sâm cau giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối
Ở Ấn Độ người dân thường dùng sâm cau rừng làm thuốc bổ ngoài ra được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho, trĩ…
Công dụng của sâm cau qua các nghiên cứu hiện đại
Theo nghiên cứu y học hiện đại: Sâm cau rừng có tác dụng giúp tăng cường sức miễn dịch và giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong các điều kiện thiếu ô-xy; giúp trấn tĩnh trung khu thần kinh;
Tác dụng như một loại hormone sinh dục nam (tetoterol)
Thí nghiệm khoa học như sau: tiêm cồn thuốc chiết suất từ củ sâm cau rừng cho con chuột cống thí nghiệm đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều lượng 10g / kg. Kết quả thu được là trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng
Ngoài ra, sâm cau rừng còn có tác dụng giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
6. Sâm Đá – Sâm xuyên đá loại sâm Việt Nam rát quý ít được biết đến
Sâm đá hay còn gọi là sâm xuyên đá, xuyên phá thạch là một loại thảo dược quý hiếm được đánh giá là bậc thầy của các loại sâm ở vùng núi cao phía bắc. Là loại sinh sống và phát triển theo quần thể nên phải kết hợp các điều kiện thuận lợi từ đất đai, độ cao, khí hậu và độ ẩm thì loại thảo dược quý này mới sinh trưởng được.
Loài sâm đá này sinh trưởng rất kỳ lạ, khi nhỏ thì chúng lớn lên như cây thân gỗ, rất cứng, mọc thẳng. Thế nhưng, khi đã được trên 10 năm tuổi, thì phần ngọn cứ dài ra, rồi mềm oặt, biến thành dây leo, quấn vào cây lớn mà ngoi lên.
Tác dụng của sâm đá – sâm xuyên đá
Theo các nghiên cứu cho thấy, sâm xuyên đá có hàm lượng hoạt chất saponin rất cao, chỉ thấp hơn sâm Ngọc Linh. Nhưng lại cao hơn sâm ngọc linh trồng 5 năm tuổi và sâm triều tiên trồng.
Đặc biệt là cả thân và lá của cây đều có chứa saponin thậm chí bằng 70% của củ
Dù chưa có nhiều công trình khoa học công bố về loài sâm này nhưng đối với đồng bào dân tộc thì đây là loại sâm quý vì có khi đi rừng vài ngày mới được vài cân trong khi Trung Quốc lại thu mua rất mạnh loại sâm này có khi 500.000 nghìn đồng/kg mà không có hàng
Vì có chứa các hoạt chất saponin nên Sâm đá có công dụng tái tạo tế bào mới, giúp cơ thể hồi phục và tăng cường sức khỏe nhanh chóng, giúp thể lực sung mãn và giải độc tố mạnh mẽ.
7. Sâm quy đá hay sâm đá – loại sâm giàu saponin
Sâm quy đá thực chất là loại thảo dược từ Trung Quốc nhưng ngày nay đã được trồng nhiều ở Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu hay Đà Lạt…nơi có khí hậu mát mẻ nên cũng được xếp vào sâm Việt Nam.
Đặc điểm của sâm quy đá
– Sâm có vỏ ngoài màu đen củ dài
– Sâm quy đá có mùi thơm mạnh, củ vị ngọt, cay tính ấm.
– Sâm quy đá có chứa hàm lượng chất saponin lớn là hoạt chất thường có trong các loại sâm giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết.
Tác dụng của sâm quy đá
– Sâm quy đá hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
– Tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp.
– Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa, điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
– Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
– Kích thích hoocmon sinh dục nam nữ.
– Hỗ trợ điều trợ phong thấp, đau nhức xương khớp.
Sâm quy đá có thể được dùng để ngâm rượu hay sắc nước uống đều rất tốt cho sức khỏe.
Thận trọng và chống chỉ định khi dùng sâm quy đá:
Đầu rễ của củ có công dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu.
Khi dùng phối hợp sâm đá với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu.
Kiêng kỵ: Không dùng sâm quy đá cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.
Các phân biệt: Hiện nay trên thị trường có loại củ có tên CẦN DẠI có mùi và hình dáng gần giống sâm quy đá tuy nhiên hình thức củ CẦN DẠI ko có ngọn thường là bị cắt tới lưng chừng thân củ, khi dùng có vị ngái, có thể gây ngộ độc.
8. Sâm bố chính – thổ hào sâm – nhân sâm Phú Yên thuốc bổ giá rẻ
Sâm bố chính là loại sâm Việt rất giống với sâm Hàn Quốc nhưng giá trị dinh dưỡng không tốt bằng sâm Hàn Quốc. Loại sâm này thường được các thầy thuốc đông y dùng để thêm vào các bài thuốc dùng để bồi bổ cơ thể, chữa thiếu máu,...
Đặc điểm của sâm bố chính
Cây thảo cao 0,3-1m. Rễ mập thành củ to bằng ngón tay cái màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài.
Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông.
Hoa sâm bố chính màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá.
Quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Hạt hình thận, màu nâu.
Cây ra hoa vào tháng 6-7.
Tác dụng của sâm bố chính
Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.
Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
9. Sâm Đương Quy – Sâm quý bổ máu, bổ dưỡng cực tốt cho Phụ Nữ
Đương Quy cũng là loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được trồng nhiều ở Việt Nam từ những năm 60 nên Đương Quy cũng được xếp vào danh sách 9 loại sâm Việt Nam.
Sâm đương quy được trồng nhiều ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai độ cao trên 1000 m so với mực nước biển nơi có khí hậu mát mẻ.
Tác dụng của sâm đương quy
Sâm đương quy là vị thuốc bổ máu, chữa tiêu hóa, xương khớp, kinh nguyệt không đều ở Phụ Nữ rất phổ biến. Sâm đương quy có vị Ngọt, cay và ấm. Quy kinh Can, Tâm Tỳ.
Khoa học phân tích thành phần sâm đương quy thấy rằng loại sâm này chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12…Trong đó Vitamin B12 rất quan trọng trong việc sản sinh ra tế bào nhất là các tế bào máu
Một số bài thuốc với đương quy:
Trị mất máu do băng huyết, đâm chém, tổn thương, sau đẻ mất máu... gây tâm phiền xây xẩm, tay chân buồn, bất tỉnh: đương quy 80g, xuyên khung 40g, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g của 2 vị đã trộn chung, nước 2 bát, rượu trắng một bát, sắc còn một bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.
Chữa các chứng tý (tê, đau): Đương quy 12g, quế chi 8g, thương thuật 10g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
Trị vấp ngã gây đau: Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.
Trị viêm gan mạn tính: Đương quy 15g, đảng sâm 15g, gà mái một con cho 2 vị thuốc vào bụng gà đã làm, mổ moi sạch. Cho tất cả vào nồi cùng một ít nước, gia vị, rồi ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái trong ngày.
Hiện nay, các loại sâm đang được người tiêu dùng ưu chuộng như: Nhân sâm tươi Hàn Quốc 2 củ/kg, Nhân sâm núi Hàn Quốc, Nhân sâm tươi Hàn Quốc 4 củ/kg,... đều được nhập khẩu chính hãng tại nhà cung cấp Nhân Sâm Thịnh Phát .
Thông tin liên hệ:
NHÂN SÂM THỊNH PHÁT
Địa chỉ Showroom: 853 - 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại: 08 - 350.66666
Hotline: 0907799988
Bài liên quan:
>>> Nhân sâm dùng cho đối tượng nào ?
>>> Nhân sâm loại nào tốt nhất hiện nay ?
>>> Khi sử dụng nhân sâm cần tránh những điều sau
Bài đăng bởi: Minh Tân
...Xem tất cả
Sâm yến Thịnh Phát xin giải đáp một số câu hỏi thắc mắc được khách hàng quan tâm gửi...
Chi tiếtSâm yến Thịnh Phát xin giải đáp một số câu hỏi thắc mắc được khách hàng quan tâm gửi...
Chi tiếtCách bảo quản nhân sâm khô và tươi Hàn Quốc được lâu
Chi tiếtUống cao hồng sâm rất tốt cho người cao huyết áp
Chi tiếtHướng dẩn cách dùng nhân sâm tươi Hàn Quốc thái lát ngâm mật ong
Chi tiết