Từ xa xưa, bồ kết là loại cây dân giã thường được dùng làm nước gội đầu rất tốt, giúp cho tóc đen và óng mượt hơn. Tuy nhiên, không chỉ có vậy quả bồ kết còn là vị thuốc dân gian chữa bệnh rất tốt.
Mô tả cây
Bồ kết tên khoa học là Fructus Gleditschiae.
Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Bồ kết là loại cây sống lâu năm, thân có gai, hạt giống hình hạt đậu. Mỗi quả bồ kết trung bình có từ 30 - 40 hạt. Hạt bồ kết có chứa một hàm lượng lớn dầu thực vật.
Thân thẳng có vỏ nhẵn và gai to, cứng, phân nhánh. Cành mảnh, hình trụ, khúc khuỷu, lúc đầu có lông sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá kép, mọc so le, hai lần lông chim, cuống chung dài 10 - 12 cm hay hơn, có lông nhỏ và có rãnh; lá chét 6 - 8 đôi mọc so le, hình thuôn, bóng và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn ở mặt dưới, đầu lá chét tròn, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ; lá kèm nhỏ, rụng sớm.
Cụm hoa mọc thành chùm ở ngoài kẽ lá, dài 10 - 15 cm; hoa màu trắng tụ họp 2 - 7 cái trên những cành ngắn; đài hình ống; tràng 5 cánh; hoa đực có 10 nhị và không có bầu; hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu có nhiều lông đựng 12 noãn.
Quả đậu mỏng, dài 10 - 12 cm, rộng 1,5 - 2 cm, thẳng hoặc hơi cong, dày lên ở các hạt, khi còn tươi mặt ngoài có một lớp phấn màu lam, chứa 10 - 12 hạt bao bọc bởi một lớp cơm màu vàng, khi chín quà màu vàng nâu, để lâu chuyển sang đen.
Thường thì mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8-10.
Bộ phận dùng:
Thu hoạch quả chín vào tháng 10 - 11, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng giã nát. Chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy, mặt bẻ màu vàng.
Gai ở thân và cành, đã phơi hay sấy khô. Gai nguyên vẹn thường phân nhánh, chừng 2 - 7 cái, sắp xếp thành hình xoắn ốc.
Hạt bồ kết lấy từ quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
Mùi vị:
Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, có tiểu độc.
Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện, bí kết, tiêu độc.
Gai bồ kết có vị cay, tính ôn, có tiểu độc, có tác dụng tiêu thũng, bài nùng, sát trùng, khu phong.
Công dụng:
– Trị trẻ nhỏ bị chốc đầu, rụng tóc: bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên. Trị trẻ nhỏ chốc đầu, lở ngứa do nấm: ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương, sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.
– Trị họng sưng đau: bồ kết 1 nắm, bỏ vỏ, ngâm dấm nướng, làm 7 lần, không cho cháy quá, nghiền nhỏ, dùng chút ít thổi vào họng, làm nhiều lần nôn ra dãi, nước bọt là khỏi.
– Bệnh động kinh do phong tà: Bồ kết sao tồn tính 160g, mật đà tăng 40g, rễ, lá, thân cây ké đầu ngựa khô 160g. Tất cả phơi khô, nghiền nhỏ, hòa nước cháo giã nhuyễn viên bằng hạt ngô, lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên uống với nước táo tàu. 3 ngày sau giảm dần còn 20 viên.
– Cước khí sưng đau: bồ kết, xích tiểu đậu, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa rượu và dấm đắp chỗ đau.
– Trị cảm thương hàn mới mắc, sốt; không phân biệt âm chứng hay dương chứng: Dùng 1 nắm bồ kết, sao, rồi nghiền nhỏ hòa với nước chín mà uống.
– Trị bỗng nhiên váng đầu hoa mắt: Dùng bột bồ kết thổi mũi cho hắt hơi là khỏi.
– Hóc xương cá ở cổ: bột bồ kết thổi mũi khiến hắt hơi đẩy xương cá ra là khỏi.
– Đại tiểu tiện không thông: bồ kết sao nghiền nhỏ, uống 15g với nước ấm là khỏi.
– Trị sâu răng gây đau: dùng bột bồ kết xát lên chỗ sâu răng, cú dãi thì nôn nhổ ra. Hoặc dùng bồ kết và muối ăn, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, ngày xát vào chỗ sâu rănng nhiều lần.
– Trị miệng nôn, trụn tháo: lấy bột bồ kết bằng hạt đậu thổi vào mũi, hắt hơi được thì hết.
Lưu ý:
Trong cây bồ kết, cả trái, hạt, lá và vỏ đều có độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị trúng độc từ bồ kết có các triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời..
Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…
Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…
Thành phần dược tính và công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước Quảng Nam
Chi tiếtCách sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước chữa ung thư và các bệnh nan y
Chi tiếtGiảo cổ lam được biết đến rộng rãi trên thế giới bởi đây không chỉ đơn thuần là trà...
Chi tiết